Bạn đã bao giờ có cảm giác bị đau nhức xương mỗi khi vận động, hay khi trời trở lạnh thì có cảm giác đau mỏi ở khớp chưa? Nếu câu trả lời là có, thì chắc chắn là bạn đã mắc bệnh xương khớp.
Tìm hiểu về bệnh xương khớp.
Bệnh xương khớp là gì?
Bệnh xương khớp là bệnh mà các sụn khớp bị ăn mòn,gây đau nhức ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai …hay khi các khớp bị sưng, phát ra tiếng kêu mỗi khi bạn vận động hay khi trời trở lạnh.
Tại sao lại mắc bệnh xương khớp.
Người cao tuổi thường hay bị thoái hóa, loãng xương thường là những người mắc bệnh xương khớp nhiều nhất.
Ngoài ra, những người bị thừa cân béo phì, chấn thương khớp, dị dạng khớp, lúc trẻ lao động nặng nhọc thì đến lúc trung niên hay về già cũng bị mắc bệnh này.
Hiện nay, bệnh xương khớp đang xảy ra với những người trẻ do bị chấn thương hay lao động nặng,…
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh xương khớp.
Thứ nhất là sự thay đổi thất thường của thời tiết. Nóng lạnh thất thường, lúc ẩm ướt, lúc khô hanh sẽ làm xuất hiện các đợt đau xương khớp lúc chuyển mùa.
Thứ hai là do sức đề kháng kém của cơ thể,làm cho khí và huyết bị tắc nghẽn, để khi trời trở lạnh sẽ bị đau xương khớp. Đặc biệt là ở người già khi các chức năng của cơ thể bị suy yếu sẽ làm bệnh them nặng hơn.
Cách phòng bệnh xương khớp.
Bạn phải giữ cho cơ thể không bị lạnh khi thời tiết thay đổi.
Ngoài ra, bạn nên tránh lao động quá sức, giữ cho cơ thể không nên quá béo,có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có cảm giác không bị quá tải.
Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng, ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều vitamin và protein,đặc biệt là vitamin C,D. Uống nhiều sữa, ăn nhiều đậu,không ăn các thực phẩm kích thích hay đông lạnh.
Không ăn các thực phẩm có chứa chất béo cao, không ăn quá nhiều hải sản hay các thực phẩm quá chua hay quá mặn.
Luyện tập thể dục hợp lý để cải thiện chức năng của khớp. Bạn có thể mát-xa, trị liệu hay uống thuốc hợp lý để giảm các tác động đau nhức.
Các phương pháp chữa trị bệnh xương khớp
Phương pháp 1: Điều trị nội khoa
Tác dụng của điều trị nội khoa giúp làm giảm các triệu chứng đau khớp và cải thiện chức năng vận động của khớp. Điều trị nội khoa giúp điều trị đau khớp ở ngón tay, cổ tay và cổ chân…
Phương pháp 2: Điều trị ngoại khoa
Khi bệnh nhân được điều trị nội khoa không có hiệu quả, vẫn mắc bệnh hay bệnh nặng hơn thì sẽ sử dụng phương pháp điều trị ngoại khoa. Chúng ta có thể dùng đến các phương pháp phẫu thuật để chữa bệnh xương khớp.
Phương pháp 3: Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu giúp cải thiện các chức năng của khớp, các bài tập vận động tang chức năng chịu lực của khớp. Áp dụng thêm các biện pháp châm cứu, bấm huyệt với những bệnh nhân bị đau xương khớp mãn tính.
Thuốc bổ xương khớp
Tình trạng mắc bệnh xương khớp hiện nay.
Hiện nay những người trẻ từ 35 tuổi hay trẻ hơn cũng đã mắc bệnh xương khớp. Bệnh xương khớp thường xảy ra với những người tuổi trung niên hay người già từ 50 tuổi trẻ lên. Việc trẻ hóa bệnh xương khớp đã đưa ra một tín hiệu đáng báo động về việc không quan tâm đến việc bảo vệ sụn khớp ,duy trì những thói quen gây hại cho khớp làm cho xương khớp bị thoái hóa sớm.
Phần lớn những người làm văn phòng hay những người vận động quá nhiều là những người mắc bệnh xương khớp nhiều nhất. Tỷ lệ mắc bệnh ở những đối tượng này đã tăng lên 20%. Mắc bệnh xương khớp nặng có thể gây tàn phế, thoát vị đĩa đệm, xương mọc gai, vôi hóa cột sống…
Tình trạng bệnh nhân béo phì ngày càng tăng cũng là một nguyên nhân làm tăng tình trạng mắc bệnh xương khớp nhiều ở những người trẻ. Họ lười vận động, ngồi một chỗ quá lâu, ăn uống thiếu khoa học. Hay ngược lại, những người vận động quá nhiều hay quá mức, nhất là những công nhân làm việc trong những môi trường nặng nhọc cần đến sức mạnh của cơ bắp như mang vác nặng, những vận động viên luyện tập quá mức cũng là nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp.
Thuốc chữa xương khớp.
Tình trạng đi giày cao gót nhiều ở phụ nữ, nhất là dân văn phòng cũng dễ dàng mắc bệnh xương khớp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ xương khớp. Tùy vào tình trạng bệnh ở giai đoạn nào cùng sự tư vấn của bác sĩ để bạn lựa chọn những loại thuốc phù hợp, nhằm chữa trị hiệu quả bệnh xương khớp.
Bạn có thể sử dụng thuốc đông y hay tây y theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị để chữa bệnh xương khớp. Nhưng điều quan trọng nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh, giữ ấm cho cơ thể, tập thể dục hợp lý, ăn uống điều độ để cơ thể khỏe mạnh, không bị béo phì và có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
Sống vui, sống khỏe, sống dẻo dai để đẩy lùi bệnh xương khớp ở người trẻ.