Misashop.vn

Bí quyết sống khỏe

Tư vấn làm đẹp

Phương pháp giảm cân

Sức khỏe tình dục

Mẹ và bé

Tìm hiểu về bệnh tim mạch

2017-10-12 20:53:31

Bệnh tim mạch là các triệu chứng gây ra tắc nghẽn mạch máu, có thể dẫn đến các cơn đau tim, đột qụy hay đau thắt ngực. Hoặc ảnh hưởng đến cơ bắp, van tim hoặc nhịp tim của bệnh nhân.

Tìm hiểu bệnh tim mạch.

Tại sao mắc bệnh tim mạch?

Sở dĩ bạn mắc bệnh tim mạch là do những nguyên nhân sau:

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch

Tìm hiểu bệnh tim mạch.

Yếu tô 1: Do di truyền

Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh tim thì nguy cơ bạn bị mắc bệnh tim hay hở động mạch vành rất cao.

Yếu tố 2: Do tuổi tác

Khi bạn đến tuổi trung niên hay khi bạn già đi thì nguy cơ bị tổn thương và thu hẹp các động mạch càng tăng, kèm theo đó là suy yếu hoặc dày cơ tim.

Yếu tố 3: Do giới tính

Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn nam giới, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn rất nhiều so với nữ giới. Bên cạn hđó, phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

Yếu tố 4: Các yêu tố khác

Chế độ ăn kiêng nghèo nàn cũng có thể dẫn đến mắc bệnh tim. Ngoài ra, mắc bệnh tiểu đường, béo phì, stress do căng thẳng, giữ vệ sinh kém, không hoạt động thể chất, nồng độ cholesteron trong máu cao, hút thuốc…cũng dẫn đến mắc bệnh tim.

Những biến chứng của bệnh tim mạch

Động vạch ngoại biên do xơ vữa động mạch.

Rối loạn nhịp tim, hơi thở và ý thức mất đột ngột dẫn đến tim ngừng đột ngột. Nếu không cấp cứu và điều trị ngay lập tức thì có thể dẫn đến tử vong.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ do có quá ít máu đến não, mô não bắt đầu chết.

Đau tim do máu dông chặn sự lưu thong của máu. Điều này có thể gây tổn hại hoặc phá vỡ một phần cơ tim.

Tình trạng chảy máu nội bộ do chứng phình động mạch có thể dẫn đến mất mạng.

Cách chẩn đoán bệnh tim mạch

Xét nghiệm máu

Chụp X-quang

MRI

CT scan

Holter

ECG

Siêu âm tim

Đặt máy thông tim

Các triệu chứng của bệnh tim mạch.

Tìm hiểu bệnh tim mạch.

Thỉnh thoảng lại lên cơn đau. Bạn cảm thấy đau ở chi dưới khi bạn hoạt động và đi lại, còn khi bạn không hoạt động thì lại hết đau.

Raynaud: Khi lạnh sẽ xảy ra rối loạn vận mạch ở ngón tay, bàn chân, bàn tay, ngón tay, mũi.

Tím ở môi, móng và da, viêm mạc miệng.

Nhịp tim thay đổi nhanh hoặc chậm đột ngột. Nguyên nhân có thể do rối loạn nhịp tim, bệnh van tim hay do gắng sức, thiếu máu, lo lắng, nhiễm độc giáp…

Phù do ứ nước có thể dẫn đến bệnh thận, suy dinh dưỡng, bệnh tim. Phù từ hai chân chân kèm theo tĩnh mạch cổ nổi, gan to,

Thiếu máu cơ tim cục bộ dẫn đến đau ngực.

Ngất đột ngột.

Mắc bệnh hô hấp, thiếu máu, thần kinh, tim mạch dẫn đến khó thở.

Thiếu máu cấp dẫn đến đau chi dưới.

Cách phòng bệnh tim mạch

Tìm hiểu bệnh tim mạch.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh hang ngày.

Bỏ hút thuốc, không đứng hay ngồi quá gần những người đang hút thuốc để tránh bị ảnh hưởng bởi sự độc hại của thuốc lá.

Kiểm soát tình trạng sức khỏe về huyết áp, cholesteron hay bệnh tiểu đường.

Hạn chế chất béo, không ăn quá nhiều muối.

Sống khỏe mạnh, khoa học, tích cực, không stress.

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

Giữ dáng đẹp, không béo phì.

Phương pháp chữa tim mạch và thuốc chữa tim mạch

Theo thống kê cứ ba người tử vong trong đó có một người chết vì bệnh tim mạch. Các bệnh viện thống báo rằng tử vong do bệnh tim mạch chiếm 42% toàn bộ các ca tử vong.

Muốn chữa khỏi bệnh tim, Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị và những hướng dẫn điều trị của các y bác sĩ.

Ăn uống điều độ ít chất béo và ít muối, tập thể dục đều đặn, hạn chế uốn g rượu và bỏ hút thuốc lá càng tốt. Sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ tùy vào bệnh tim mà bạn đang mắc phải.

Hiện nay, y học đã có những bước tiến lớn trong việc điều trị bệnh tim mạch. Ngoài việc phẫu thuật, bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc. Phẫu thuật thường chỉ áp dụng điều trị cho chứng động mạch vành, điều trị bệnh tim mạch vành .

Bên cạnh các phương pháp Tây y, thì các phương pháp Đông y cũng rất hữu dụng trong việc điều trị bệnh tim mạch. Có những thảo dược rất gần gũi với đời sống chúng ta nhưng có hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh như cúc hoa hay đan sâm.

Việc điều trị bệnh tim mạch dù theo phương pháp nào cũng cần có sự kiên trì và tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ, cũng như thường xuyên kiểm tra sức khoẻ tim mạch.